Phần mái là nơi che mưa, nắng, gió cho ngôi nhà cũng cần được bảo dưỡng định kỳ vì theo thời gian, chúng có thể bị hỏng, hao mòn,.. và dễ bị dột. Vậy phải làm sao khi mái nhà bị rò rỉ? Tất nhiên, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên môn đã lợp mái cho mình. Hoặc bạn có thể tự sửa nó. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn cần nắm một số kỹ thuật khi bước lên mái nhà.

Trước hết, cần lưu ý một số điểm sau:

  • Để đảm bảo an toàn, bạn đừng làm việc này một mình nếu đây là lần đầu hay bạn không chuyên việc này. Một người hỗ trợ bên dưới vừa có thể giúp bạn chuyền những dụng cụ cần thiết vừa giúp quan sát, phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra.
  • Tìm vị trí gần nơi rò rỉ nhất.
  • Chỉ giẫm lên chỗ khung đỡ, thường thì vị trí khung rất dễ đoán vì có những chỗ phình ra.
  • Không nên đi giày dép trơn trượt để tránh những rủi ro không mong muốn.
  • Nếu thực sự không nhìn ra được, bạn có thể mở ô ngói dễ tháo nhất dẫn đến nguồn rò rỉ, cách này hơi mất thời gian nhưng là cách dễ nhất.

Sau khi đã xác định được vị trí rò rỉ, bạn có thể tiếp tục thực hiện những mẹo dưới đây:

1. Sử dụng vật liệu chống thấm

Hiện trên thị trường có rất đa dạng các chủng loại vật liệu dùng để vá và phủ những chỗ bị thấm dột trên mái nhà. Cần lưu ý lựa chọn vật liệu phù hợp tùy theo độ rò rỉ và cấu tạo mái nhà của bạn.

2. Sửa phần mái bị võng

Đôi khi, gió mạnh có thể làm mái nhà bị võng xuống. Có thể rò rỉ xảy ra không phải do ngói bị hư hại mà do chúng bị dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu. Nếu trường hợp như vậy xảy ra, bạn có thể đặt tấm ngói lại đúng vị trí của nó và cố định lại.

3. Sửa máng xối

Máng xối có thể bị tắc do rác, lá cây, bụi bẩn chặn đường thoát nước khi trời mưa. Sự tắc nghẽn này có thể dẫn đến nước không thể chảy thông suốt, khiến đường nước bị thay đổi và gây rò rỉ. Do đó, trước khi mùa mưa đến, bạn nên dọn sạch rác, hoặc bụi bẩn trên mái nhà.

4. Thay thế ngói bị hỏng

Ngói rất dễ bị hư hại do lâu năm hoặc do bị cành cây chèn vào. Nếu phát hiện ngói hỏng, cần ngay lập tức thay thế ngói mới để thiệt hại không lan sang khu vực khác.

Đó là một số mẹo khắc phục tình trạng thấm dột trên mái ngói. Bên cạnh việc thường xuyên kiểm tra mái nhà 1-2 tháng một lần, thì việc lựa chọn loại ngói chất lượng cũng là một giải pháp cần được cân nhắc kỹ lưỡng.